Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện

Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện hiệu quả như thế nào

Quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện là một trong những công tác quan trọng nhằm đảm bảo tính sử dụng hiệu quả, an toàn nhất. Công việc này được thực hiện bởi bộ phận quản lý trong bệnh viện, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của cơ quan chức năng và pháp luật nhà nước về y tế.

Khái niệm, phân loại trang thiết bị y tế

Khái niệm

Trang thiết bị y tế (hay có tên đầy đủ là trang thiết bị kỹ thuật y tế) là những máy móc, thiết bị, vật tư, dụng cụ,… được sử dụng trong lĩnh vực y tế. Đây là phương tiện ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào khám, chữa bệnh của con người.

Phân loại

Theo thống kê của WHO, hiện có hơn 10.000 chủng loại các trang thiết bị y tế khác nhau trên thị trường. Bao gồm từ các thiết bị chẩn đoán, có giá trị lớn, công nghệ máy tuyến tính giúp điều trị các bệnh ung thư, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ,… cho đến những ống nghe khám bệnh thường thấy và nhiều trang thiết bị cơ bản hỗ trợ việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân hàng ngày.

Phân loại trang thiết bị y tế

Ngoài ra, trang thiết bị y tế còn bao gồm cả những loại thiết bị hỗ trợ cải thiện cuộc sống như: máy trợ thính, kích thước, xe đẩy, máy điều hòa nhịp tim,…

Bộ Y tế Việt Nam, theo Thông tư 07/2007/BYT có chia thiết bị y tế thành các nhóm bao gồm:

  • Nhóm thiết bị y tế: Gồm các loại máy, thiết bị, hệ thống thiết bị đồng bộ phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị, vật  lý trị liệu – phục hồi chức năng, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo.
  • Nhóm dụng cụ, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm: thường dùng cho công tác chuyên môn khám chữa bệnh & chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho bệnh nhân: Vật tư kim loại (dao mổ, mũi khoan, đinh nẹp cố định, khung đóng đinh chốt, mỏ vịt, khoan xương, bộ phẫu thuật,…); Vật tư bằng thủy tinh (bình đông, lamen, micropipette,…); vật tư bằng nhựa (kim luồn tĩnh mạch, găng tay y tế, bơm kim tiêm, ống dẫn lưu, ống thông, túi máu, ambu thổi ngạt, đầu cone lọc vô trùng, chai nhựa,…).
  • Nhóm phương tiện chuyên dùng, bao gồm: Phương tiện chuyên dùng lưu động cho y tế (máy chụp X – quang, máy xét nghiệm lưu động, máy chuyên chở vắc- xin,…); phương tiện chuyển thương (ô tô cứu thương, xe chuyển thương, xuồng, ghe chuyển thương,…).
  • Nhóm các loại dụng cụ, vật tư cấy ghép vào trong cơ thể người bao gồm: xương nhân tạo, nẹp cố định xương, máy tạo nhịp tim, van tim, điện cực ốc tai, ống nong mạch, thủy tinh thể,…

Tầm quan trọng của trang thiết bị y tế trong khám chữa bệnh

Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thì một bệnh viện cần phải đồng bộ được về đội ngũ y bác sĩ – điều dưỡng giỏi, y đức tốt; thuốc chữa bệnh chất lượng và cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt.

Có thể thấy, trang thiết bị y tế chiếm một phần cực kỳ quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh. Là cánh tay đắc lực giúp bác sĩ biết chính xác bệnh, vị trí bệnh, hỗ trợ công tác phòng – chống và điều trị tốt nhất.

WHO cũng khẳng định, trang thiết bị y tế là một chuyên môn của ngành Y tế. Chúng thâm nhập & ngày một phát triển sâu rộng vào khám chữa bệnh của tất cả các bộ môn, chuyên khoa ngành. Hiện nay, công nghệ y tế chỉ xếp sau công nghệ vũ trụ và quốc phòng an ninh. Bởi vậy, việc ứng dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào khám chữa bệnh sẽ đạt được mục tiêu “vì sức khỏe con người”.

Tầm quan trọng của trang thiết bị y tế

Bộ Khoa học công nghệ Việt Nam cũng đánh giá: Những năm trở lại  đây, ngành Y tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ từ việc đầu tư, ứng dụng trang thiết bị kỹ thuật cao. Một số lĩnh vực đã đạt ngang trình độ với các khu vực và một số nước tiến bộ, tiết kiệm được cho xã hội hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đặc biệt kể đến máy phẫu thuật nội soi, kỹ thuật can thiệp nội tạng, ghép tạng, sóng não siêu tần, y học hạt nhân, laze, siêu lọc máu, kỹ thuật bơm bóng đối xung động mạch chủ, tuần hoàn ngoài cơ thể, nuôi cấy tế bào gốc sinh tinh điều trị vô sinh, tuần hoàn ngoài cơ thể, xây dựng ngân hàng tế bào gốc (bước đầu có những nghiên cứu cơ bản về biệt hóa tế bào gốc, ứng dụng tế bào gốc tạo máu tự thân và đồng loại trong điều trị xương khớp, tim mạch, ung thư (Tài liệu Bộ Khoa học Công nghệ – Đánh giá hoạt động KHCN 2006 – 2010).

Công ty thiết bị y tế CPT cũng đánh giá rằng các thiết bị y tế tại Việt Nam ngày này ngoài nhập khẩu từ thương hiệu lớn thì các doanh nghiệp trong nước cũng đã đạt chuẩn US-FDA lưu hành quốc tế, đạt độ đảm bảo và an toàn cực cao cho bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ.

Không chỉ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, việc ứng dụng khoa học công nghệ trang thiết bị y tế hiện đại còn giúp các bệnh viện:

  • Phát hiện bệnh sớm và chẩn đoán chính xác
  • Tăng hiệu quả điều trị bệnh
  • Rút ngắn thời gian điều trị, giảm sử dụng thuốc và chi phí điều trị.
  • Hạn chế những di chứng, rủi ro cao trong điều trị bệnh.
  • Đem lại sự hài lòng cao cho người bệnh.

Thực trạng về đầu tư trang thiết bị y tế, nguồn nhân lực y  tế Việt Nam vẫn tồn tại nhiều thách thức

Mặc dù ngành Y tế đã nâng cấp, đầu tư trang thiết bị, cơ sở y tế cho lĩnh vực dự phòng, khám chữa bệnh, y học cổ truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao trang thiết bị y tế & công nghệ sản xuất thuốc.

Theo thống kê của  Bộ Y tế, tính đến quý 2 – 2010, Bộ quản lý 64 chương trình, dự án với tổng kinh phí lên tới hơn 15 nghìn tỷ đồng. Con số đó còn tăng nhiều hơn trong vài năm trở lại đây.

Tuy nhiên:

  • Hầu hết trang thiết bị, vật tư y tế của Việt Nam vẫn còn thiếu, chưa được đồng bộ hóa, còn lạc hậu so với các nước trên thế giới.
  • Tổ chức cán bộ nhân viên làm công tác quản lý, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, các quy trình, kế hoạch bảo trì vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Sự thống nhất giữa các phòng ban về công tác quản lý vẫn chưa được tốt.
  • Ngân sách và kế hoạch chưa đảm bảo cho trang thiết bị y tế hoạt động hiệu quả.
  • Tỷ lệ tồn kho vật tư, không sử dụng đến, không thu hồi được vốn còn cao gây tốn kém.

Chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế

Bàn về vấn đề quản lý vật tư trang thiết bị y tế, quốc gia cũng có những chính sách phù hợp để cải thiện tình trạng trên. Một số nội dung tóm lược từ chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế như:

Mục tiêu chung:

Đảm bảo đủ trang thiết bị y tế, vật tư theo quy định của Bộ Y tế. Từng bước đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Phấn đầu đạt trình độ kỹ thuật về trang thiết bị ngang tầm các nước trung bình tiên tiến trong khu vực (2010). Đào tạo đội ngũ cán bộ khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa & kiểm tra trang thiết bị y tế. Phát triển ngành công nghiệp y tế để nâng cao tỷ trọng hàng hóa sản xuất trong nước, tiến tới xuất khẩu.

Chính sách quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện, cơ sở

Giải pháp cụ thể:

  • Phát triển nguồn nhân lực về chuyên ngành trang thiết bị y tế.
  • Huy động nguồn vốn, đầu tư trang thiết bị y tế. Xây dựng cơ chế thu hồi vốn, tái đầu tư hiệu quả.
  • Phát triển ngành công nghiệp trang thiết bị y tế.
  • Tăng cường công tác quản lý, công tác dịch vụ kỹ thuật – thiết bị  tế.

Các giải pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư trang thiết bị của bệnh viện

  • Thành lập, kiện toàn và tăng cường bộ phận quản lý trang thiết bị y  tế ở bệnh viện.
  • Thành lập, củng cố hội đồng cố vấn đầu tư trang thiết bị y tế bệnh viện.
  • Đào tạo, nâng cao kinh nghiệm, chuyên môn của cán bộ y tế, kỹ thuật, cán bộ quản lý trang thiết bị bệnh viện.
  • Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo đủ điều kiện cho thiết bị vận hành được an toàn.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tối ưu hiệu quả quản lý trang thiết bị bệnh viện.
  • Đẩy mạnh các hình thức huy động vốn hợp pháp nhằm nâng cao chất lượng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ người dân.
  • Xây dựng hệ thống quy trình chuẩn, áp dụng thực hiện toàn bệnh viện và toàn chuỗi bệnh viện.

Tham khảo một số kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện:

Hiện nay có rất nhiều bệnh viện lớn đang thực hiện tốt quy trình quản lý trang thiết bị y tế, bạn có thể tham khảo. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

Quy trình quản lý:

Có thể thực hiện theo từng quy trình từ: Lập kế hoạch, phân tích ngân sách cơ sở, đánh giá lựa chọn công nghệ, khả năng trang bị cung ứng, lắp đặt và vận chuyển, đào tạo kỹ năng sử dụng, vận hành an toàn, bảo trì & sửa chữa, ngừng hợp đồng & thanh lý.

Các quy trình trên cần được nêu rõ về trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận và các phòng khoa. Có quy định về quản lý, sửa chữa & bảo dưỡng, chương trình quản lý cụ thể theo tiêu chuẩn để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Xây dựng danh mục trang thiết bị y tế đầy đủ về lịch sử hoạt động, bảo trì & sửa chữa. Lập kế hoạch kiểm tra – bảo dưỡng theo thời gian cụ thể tháng/quý/năm,…; kế hoạch triển khai hoạt động hàng tháng,…

Việc thực hiện chặt chẽ và chi tiết về hoạt động quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện sẽ hỗ trợ tốt công tác khám chữa bệnh cũng như hoạt động nhịp nhàng của cả bệnh viện.

Hi vọng những chia sẻ trên đây của BodaciuosPens về quản lý trang thiết bị bệnh viện sẽ giúp ích nhiều cho bạn!