Tĩnh tải

Tĩnh tải là gì? Tiêu chuẩn tải trọng trong công trình mới nhất

Trong ngành xây dựng, sự phát triển kĩ thuật móng là yếu tố then chốt quyết định chất lượng và sự ổn định của mỗi công trình. Kỹ thuật tính toán chịu lực móng giúp con người có thể xây dựng những tòa nhà “chọc trời” ổn định theo thời gian. Trong đó, tĩnh tải là một khái niệm mà dân công trình, thi công nền móng không thể bỏ qua. Vậy tĩnh tải là gì? Tiêu chuẩn tải trọng trong công trình như thế nào?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tĩnh tải là gì?

Tĩnh tải hay còn gọi là tải trọng thường xuyên, là lực đặt tĩnh trong suốt quá trình làm việc của kết cấu. Đây là yếu tố có tác động trong toàn bộ quá trình thi công và sử dụng công trình. Tĩnh tải được xem là các ảnh hưởng bên ngoài, đó chính là áp lực của nước và đất và từ bản thân bên trong kết cấu của một công trình.

Sự khác nhau giữa tĩnh tải và hoạt tải

Tìm hiểu tổng quan về tĩnh tải trong công trình
Tĩnh tải trong công trình

Để biết được tĩnh tải và hoạt tải khác nhau như thế nào chúng ta cần tìm hiểu về hoạt tải. Hoạt tải là lực gây ra do các tác nhân bên ngoài tác động lên công trình trong một giai đoạn thi công hay sử dụng công trình nhất định. Sau đó hoạt tải sẽ giảm dần, thậm chí có thể mất hẳn.

Như vậy, tĩnh tải chính là tải trọng thường xuyên, là lực đặt tĩnh trong suốt quá trình làm việc của công trình. Chúng sẽ luôn tác động trong suốt quá trình thi công cũng như sử dụng công trình. Tĩnh tải là các lực ảnh hưởng bên ngoài và từ bản thân của kết cấu công trình. Hoạt tải, hay tải trọng tạm thời, nó là lực gây ra do các tác nhân bên ngoài tác động lên công trình. Hoạt tải được chia ra làm nhiều loại khác nhau dựa trên thời gian tồn tại của nó.

Tiêu chuẩn các hệ số tính toán trọng tải trong công trình nhà dân thông dụng

Tìm hiểu tiêu chuẩn trọng tải
Tiêu chuẩn trọng tải

Để xác định tiêu chuẩn tĩnh tải nói riêng và trọng tải trong các công trình nhà dân thông dụng, xây nhà thép tiền chế nói chung, người thiết kế và thi công công trình cần chú ý tính toán nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến tổ hợp tải trọng và hệ số tính toán tải trọng.

Các tổ hợp tải trọng

Trong quá trình tính toán các chỉ số cần chú ý đến các tổ hợp tải trọng sau:

  • Tổ hợp tải trọng chính: Hay còn gọi là tổ hợp cơ bản, gồm các tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn và có một nhóm trong các tải trọng tạm thời ngắn hạn.
  • Loại tổ hợp tải trọng phụ (bổ sung): Bao gồm các tải trọng thường xuyên, các tải trọng tạm thời dài hạn và có hai hoặc nhiều hơn hai tải trọng tạm thời ngắn hạn.
  • Tổ hợp tải trọng đặc biệt: Gồm có các tổ hợp tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời ngắn hạn, một số tải trọng tạm thời ngắn hạn và tải trọng đặc biệt.

Việc tính toán nền móng được tính theo cường độ và sự ổn định tiến hành với tổ hợp chính, tổ hợp phụ hoặc tổ hợp đặc biệt của các tải trọng tính toán. Tổ hợp nền móng theo biến dạng tiến hàng với tổ hợp chính của các tải trọng tiêu chuẩn.

Các hệ số tính toán thường dùng

Các hệ số tính toán trọng tải trong công trình
Tính toán trọng tải trong công trình

Hệ số tính toán thường dùng trong nền móng theo trạng thái có giới hạn:

  • Hệ số vượt tải n: Đây là hệ số xác định tính sai khác có thể xảy ra của tải trọng trong suốt quá trình thi công, sử dụng công trình. Mỗi loại công trình khác nhau người ta có thể quy định hệ số vượt tải có thể >1.
  • Hệ số đồng nhất K: Đây là khả năng phân tán cường độ của đất ở những vị trí khác nhau trong nền do tính phân tán về các chỉ tiêu cơ học gây nên. Vì đất có tính đồng nhất nên hệ số này thường <1.
  • Hệ số điều kiện làm việc m: Hệ số này xác định điều kiện làm việc thực tế của nền đất, nó có thể lớn hơn hoặc bằng 1. Hệ số làm việc được các định theo các số liệu trong quá trình thực nghiệm.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề kết cấu thép:

Quy trình gia công kết cấu thép chuẩn nhất

Kết luận

Bài viết trên đây chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu về tĩnh tải và tiêu chuẩn tải trọng trong công trình mới nhất hiện nay. Bất cứ công trình của công ty xây dựng nhà công nghiệp nào cũng cần tính toán chính xác và kĩ lưỡng thông số này. Điều này đảm bảo cho công trình thi công được thuận lợi, an toàn, vững chắc bất kể bị ảnh hưởng bởi yếu tố ảnh hưởng đến công trình.